Mua nhà vô cùng dễ cho người nước ngoài muốn ở Việt Nam

Trước đây để Người nước ngoài mua mua nhà tại Việt Nam là điều rất khó với nhiều thủ tục, tính đến 2014 chỉ hơn 300 trường hợp mua nhà, trong đó chưa đến 100 người đứng tên sở hữu. Con số này là quá ít so với số lượng người nước ngoài sinh sống và làm việc tại VN. Theo thông kê hiện nay có khoảng 100 ngàn Người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, trong đó Hà Nội chiếm khoảng 40%. Theo đề nghị của nhiều khách hàng, Thongtinchungcu viết bài này để phân tích cụ thể các vấn đề liên quan để mọi người nắm rõ hơn

muanha

PHẦN I: Trước đây NGƯỜI NƯỚC NGOÀI SỞ HỮU NHÀ TẠI VIỆT NAM – THEO LUẬT CŨ NHƯ THẾ NÀO?

Khoản 2 Điều 65 Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở quy định: “Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư thì được sở hữu nhà ở theo quy định của Luật nhà ở. Trường hợp mua nhà ở tại Việt Nam thì được sở hữu nhà ở theo quy định của Nghị Quyết 19/2008/QH12 ngày 3/6/2008 của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam…”.

Nghị Quyết 19/2008/QH12 quy định về các điều kiện để tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:

1. Cá nhân nước ngoài có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc được doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê giữ chức danh quản lý trong doanh nghiệp đó;

2.  Cá nhân nước ngoài có công đóng góp cho Việt Nam được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương, Huy chương; cá nhân nước ngoài có đóng góp đặc biệt cho Việt Nam do Thủ tướng quyết định;

3. Cá nhân nước ngoài đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế – xã hội có trình độ đại học hoặc tương đương trở lên và người có kiến thức, kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu;

4. Cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam….”.Điều kiện để cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà: Phải là người đang sinh sống tại Việt Nam, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ một năm trở lên và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam”.

PHẦN II: Hiện nay NGƯỜI NƯỚC NGOÀI MUA NHÀ TẠI VN – THEO LUẬT MỚI NTN?

Cá nhân người nước ngoài không những được mua bất động sản để ở mà còn được phép kinh doanh. Đó là một trong những thay lớn trong chính sách cho phép người nước ngoài mua và sở hữu bất động sản tại Việt Nam mà Quốc hội mới thông qua. Chính sách này sẽ loại bỏ nhiều ràng buộc trước đó áp dụng với khách hàng nước ngoài khi mua nhà tại Việt Nam.

Có 5 sự thay đổi lớn đáng chú ý:

Đối tượng được sở hữu: Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.Điểm thay đổi lớn ở đây đó là “cá nhân nước ngoài chỉ cần nhập cảnh vào Việt Nam”, trong khi trước đây là phải cư trú ở Việt Nam từ 1 năm trở lên.

Loại hình nhà ở: Tất cả loại hình bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ gắn liền với đất như biệt thự hay nhà liền kề (trước đây quy định này chỉ được áp dụng với căn hộ chung cư).

Số lượng: Không giới hạn về số lượng nhưng tại 1 tòa chung cư tổng số người nước ngoài cư trú không quá 30% lượng căn hộ. Nếu là biệt thự, liền kề thì ở 1 khu vực tương đương số dân 1 phương thì người nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 250 căn.Trước đây, một người nước ngoài chỉ được phép mua 1 căn hộ chung cư tại Việt Nam.

Mục đích sử dụng: Bất động sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân người nước ngoài có thể được cho thuê lại, mua bán, thừa kế hoặc thế chấp.Trước đây, người nước ngoài chỉ được mua nhà với mục đích dùng để ở.

Thời hạn sở hữu: 50 năm và có thể được gia hạn với các điều kiện tương tự được quy định trước đó. Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài giống người Việt.

Với những thay đổi có thể nói là “nới lỏng” hơn rất nhiều như trên. Thị trường địa ốc đang quan tâm đến việc liệu những thay đổi này sẽ có tác động như thế nào đến thị trường bất động sản? Nhiều chuyên gia, giới phân tích đã có những nhận định về những sự thay đổi này sẽ giúp thị trường Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

Điều cần lưu ý ở đây là việc sửa đổi lần này có thể chưa có tác động ngay lập tức, nhưng chắc chắn sẽ khiến thị trường nhà ở đã được cải thiện gần đây đi theo hướng tích cực hơn, trước đây cũng do quy định khắt khe đối với người nước ngoài nên thị trường BĐS luôn bị chi phối bởi các chủ đầu tư, nhà thầu, khách hàng và nhà đầu tư trong nước. Ngoài ra, có thể bị vắng bóng các chủ đầu tư uy tín, thị trường cho thuê nhỏ lẻ, chính sách cho vay mua nhà và thị trường thế chấp giới hạn,…Vì thế, sự thay đổi lần này sẽ tạo thế cân bằng, minh bạch và ổn định cho thị trường bất động sản nhà ở tại Việt Nam; đồng thời được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện ở một mức độ nào đó các vấn đề được đề cập ở trên.

Những sửa đổi mới này theo sau các cải cách pháp lý tổng thể có ảnh hưởng đến nhiều phân khúc thị trường và ra đời ngay thời điểm mà khi các nhà đầu tư nước ngoài đang ngày càng quan tâm đến thị trường bất động sản Việt Nam.

Chỉ còn 2 quy định duy nhất còn hạn chế đối với người nước ngoài là thời hạn sở hữu không quá 50 năm và số lượng bất động sản được sở hữu.

PHẦN III: THỦ TỤC Hợp đồng mua bán nhà ở

Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:

– Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;

– Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;

– Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;

– Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;

– Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;

– Quyền và nghĩa vụ của các bên;

– Cam kết của các bên;

– Các thỏa thuận khác;

– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;

– Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng; chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

Trình tự, thủ tục chuyển nhượng, nội dung và mẫu văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; bên chuyển nhượng hợp đồng phải nộp thuế, lệ phí theo quy định của pháp luật về thuế, lệ phí. Giá mua bán nhà ở, giá chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở do các bên thỏa thuận và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán nhà ở, văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở; trường hợp Nhà nước có quy định về giá mua bán nhà ở thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSH

Hồ sơ và thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt nam:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở bằng tiếng Việt và Tiếng Anh theo mẫu quy định.

– Giấy tờ hợp lệ về quyền sở hữu nhà ở của bên bán

Đối với trường hợp mua căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (bao gồm cả trường hợp mua căn hộ hình thành trong tương lai và mua căn hộ có sẵn) thì phải có quyết định phê duyệt dự án phát triển nhà ở thương mại của cơ quan có thẩm quyền; hợp đồng thuê đất hoặc quyết định giao đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho doanh nghiệp; Bản vẽ sơ đồ mặt bằng căn hộ; biên bản bàn giao căn hộ.Đối với trường hợp mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại của cá nhân phải có giấy tờ chứng nhận hợp lệ theo quy định.

– Bản chính Hợp đồng mua bán, tặng cho nhà ở hoặc giấy tờ về thừa kế nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Bản sao có chứng thực hộ chiếu nước ngoài;– Biên lai nộp thuế, lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật…

BÀI VIẾT LIÊN QUAN